Chân Dung Bác Hồ
của Kiều Phong
tặng Lôi Tam và anh em Nhân Văn

Phần 5
 
 

 

Những anh thân cộng thường nhận định: Hồ là một người quốc gia, măi sau mới thành cộng sản. Những ông quốc gia ngây thơ cũng phụ họa: Hồ khéo giấu cái đuôi cộng sản trong suốt thời gian kháng chiến, sau này mới lộ ra. Nhưng theo chính lời bác th́ cờ liềm búa, bản chất tay sai đắc lực của Nga đă được bác trương lên ngay từ những ngày đầu. Trang 76 bác kể:

“Trong thời kỳ đầu, phong trào lan rộng và ăn sâu... Trong những tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân Việt Nam đă lật đổ chế độ cai trị của Pháp và phong kiến và lập chính quyền Xô Viết. Họ tuyên bố độc lập và thi hành tự do dân chủ. Những ủy ban xă, ủy ban huyện được dựng nên”.

Như thế, vừa chiếm được vài nơi, bác đă áp dụng ngay cách cai trị, tổ chức kiểu Liên Xô, nghĩa là đúng sách vở của quan thầy. Bao nhiêu bài bản học được từ Nga (trong những khoảng thời gian "biến mất" , "mất tích" v.v...) được đem ra dùng cả.

Ấy thế nhưng khi bọn đế quốc kết tội những con người chủ trương "lập chính quyền Xô Viết" ở Nghệ Tĩnh ấy là cộng sản, là đàn em Nga th́ bác lại không chịu. Ngay ở trang sau (trang 77) bác hậm hực viết:

“Bọn đế quốc bịa đặt rằng những người cách mạng đó là tay sai của Đệ tam quốc tế, của Liên xô... Đế quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai của Liên xô.”

Hai chữ "bịa đặt" ở đây bật lên cái ư phủ nhận một điều xấu xa người ta gán cho ḿnh. Thế mới lạ. Mặc dầu bác giẫy nẩy lên, chối cho bằng được cái mác Cộng sản, cái tội làm đầy tớ Nga, chính phủ Anh vẫn biết rơ hành tung và chủ trương của bác. Thế là "ông Nguyễn" bị phú lít Anh tóm cổ nhốt ở Hương Cảng.



Chưa Bao Giờ Sướng Thế

Từ trang 77 đến trang 84, bác Hồ mô tả những chuyện bị giam giữ, bị đưa ra ṭa xử rồi được tha. Và, ngộ nghĩnh vô cùng, cả đoạn văn ấy là một bài dài ca ngợi nền tư pháp của đế quốc Anh. Lúc bị giam ở xà lim (được coi là thời kỳ tù đày ghê gớm nhất) bác bị ăn uống khổ sở như sau:

“Mỗi ngày hai lần, chúng cho ông ăn cơm gạo xấy và mắm thối. Mỗi tuần hai lần, chúng cho ông ăn thịt ḅ cơm trắng. Thật là một bữa tiệc sang!” (trang 78)

Gạo xấy, mắm thối nhà tù b́nh thường nào cũng có. Chỉ dưới chế độ Cộng sản th́ sinh viên các trường cải tạo mới có nhiều ngày ngồi mơ ước được chút mắm thối, chút gạo xấy mà cũng... không có, phải nhai đỡ bo bo. Thế nhưng xà lim bác ở cứ một tuần hai lần thực đơn lại có khoản "cơm trắng với thịt ḅ". Đem chuyện ấy ra kể khổ, bác không sợ nhân dân miền Bắc sinh ra mơ ước được làm tù nhân ở Hương cảng sao?

Đấy là vụ ăn uống, giờ đến vụ hỏi cung.

Xưa này, chuyện tra vấn, hỏi cung vẫn là chuyện đáng sợ đối với tất cả tù nhân. Người ta truyền tụng những h́nh thức tra tấn dă man của thực dân: đi tầu bay, tầu ngầm, quay điện, ḱm kẹp v.v... thế mà bác Hồ lại khoái được đi hỏi cung mới lạ. Bác là người gan dạ phi thường, ḿnh đồng da sắt, coi thường mọi tṛ tra tấn, khinh bỉ những cực h́nh chăng? Hăy nghe bác giải thích:

“Những buổi bị đưa đi hỏi cung là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất ở trong tù. Một là được ra khỏi xà lim một lúc, cái xà lim nghẹt thở, tối om và hôi hám. Hai là v́ bọn trùm mật thám thường hỏi cung ông, mời ông hút thuốc lá Anh” (trang 79)

Hóa ra nhà cách mạng vô sản không bị đánh đấm ǵ, lại c̣n được ph́ phèo thuốc lá thơm, nên thích bị hỏi cung quá xá. Nhưng "đi hỏi cung" cũng chưa sướng bằng đau ốm. Khi tù nhân Nguyễn Ái Quốc ể ḿnh, tụi cai tù đế quốc Ăng lê thực dân thâm độc lập tức cho đi nằm bệnh viện. Và ông Nguyễn lại khoe nhắng lên:

“Ông có được cái giường tốt và được ăn cơm tây. Ông nói: "Cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế này" (trang 82)

Thú thật một lời khoe phản động đầy tính cách tuyên truyền chống phá cách mạng vô sản, sỉ nhục nặng nề đàn anh Liên xô. Cho đến lúc này th́ đời ông Nguyễn đă dài rồi, đă năm lần bảy lượt ông đến nước quan thầy để chầu chực hoặc học tập. Liên xô nuôi nấng, chiêu đăi ông dữ lắm. Vậy mà, chưa có khi nào đồng chí "Nguyễn" được "ăn uống sung sướng" bằng lúc là một tù nhân của Ăng lê. Xă hội gương mẫu, thiên đường Liên xô đăi khách không tử tế hậu hĩnh bằng chế độ thực dân cư sử với... tù. Nếu chính bác chẳng khai ra th́ mấy ai biết được cái chỗ hay ho ấy .

Ḷng tốt của thực dân Anh chưa ngừng ở đây. Họ c̣n cử một luật sư tài ba là Loseby ra căi cho bác. Và v́ Ăng lê không có cái món ṭa án nhân dân nên dù bác Hồ là một tên Cộng sản chính hiệu, một tên tay sai trung thành của Nga, bác vẫn được xử là... vô tội. Ông chánh án chỉ yêu cầu phạm nhân phải rời khỏi Hương cảng. Luật sư Loseby vẫn không chịu, căi cho bác trắng án rồi ông ta c̣n muốn bác không bị đuổi khỏi Hương cảng. Ông chống án lên tới ṭa án của Hoàng đế Anh ở Luân đôn. Và cuối cùng ông ta thành công, bác Hồ reo lên: “Thế là ông Nguyễn thắng lợi” (trang 84)

Bác đă có công trạng ǵ trong vụ "thắng lợi" này? Cơm trắng thịt ḅ hai tuần một lần là công của nhà tù Anh. Bác được nằm nhà thương, được ăn những bữa "sướng nhất đời" là nhờ ông luật sư người Anh, nhờ chế độ đối xử với tù nhân của Anh. Bác được tha bổng là nhờ ṭa án Ăng lê không giống ṭa án nhân dân, nhờ ông luật sư người Anh lỗi lạc. Bác chỉ có công may mắn được ở tù dưới chế độ thực dân Anh! Thế thôi. Hàng triệu tù nhân của những nhà tù do chính bác dựng nên sau này không có anh nào may mắn, tốt phước như thế. Nhiều kẻ chắc đă sống sót, sống dai hơn nếu gặp lũ cai tù tử tế bằng một phần trăm, một phần ngàn cai tù Ăng lê thực dân, đế quốc.

Cũng trong đoạn hồi kư về những ngày lêu bêu ở Tầu, ta hay gặp những câu văn mô tả thừa thăi, vô duyên. Một thí dụ nằm ở trang 84: “Ông Nguyễn trốn đi, đóng vai một nhà buôn to Trung quốc. Từ Hương cảng đến nhà một người bạn thân của ông Lô-đơ-bai ở một thành phố khác. Ở đây ông Nguyễn sống như một nhà giầu đi nghỉ. Ông đi dạo trong rừng, đi thăm các chùa. Ông làm quen với các người văn nghệ. Ông viết bài cho những tờ báo địa phương, bằng tiếng Anh và tiếng Trung quốc, kư tên khác nhau. Ông thường tập thể dục để lấy lại sức.”

Câu cuối vừa lạc lơng vừa dài ḍng. Vẽ ra h́nh ảnh một ông Nguyễn cải trang, hành tung bí mật, mô tả ông đi dạo, thăm chùa, làm quen với văn nghệ sĩ, viết báo... là đủ rồi, chuyện tập thể thao th́ cũng như vụ ăn uống, tắm giặt, đi cầu . Độc giả đâu cần những chi tiết ấy. Chuyện kể vô duyên mà lời kể th́ thừa. Mục đích của tập thể dục đâu có bí hiểm ǵ mà phải giải thích. Nói ông thường tập thể dục là đủ, cần ǵ phải "để cho nó khoẻ" hay "để lấy lại sức". Cứ cái đà lèm bèm ấy, tinh thần mô tả ấy, bác phải viết thêm: hàng tuần ông tắm vài lần cho nó sạch, mỗi sáng ông đi cầu để tránh bệnh táo bón, khi đi tè ông vẩy rất kỷ để khỏi ướt quần v.v... Đă thế, cái việc bỗng dưng kể là bác thường tập thể dục vào thời kỳ đặc biệt này khiến người đọc đâm ngờ: chắc trước đó bác lười, chả tập tành ǵ, giờ mới thể thao chút đỉnh, phải vội khoe .

Từ trang 87, bác mô tả t́nh h́nh Việt Nam, những hoạt động của đảng Cộng sản sau khi đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ. Bác nhận trọng trách sang Tầu cầu viện. V́:

“Đến lúc cần tranh thủ thêm sự giúp đỡ của Đồng minh. Đồng minh gần nhất và có quan hệ nhất đến việc chống Nhật ở Việt Nam là Trung quốc. V́ vậy, phải t́m đến Trung quốc. Trong những người cách mạng Việt Nam, ông Nguyễn là người hiểu biết Trung quốc và người Trung quốc hơn hết. V́ vậy mọi người đồng thanh cử ông Nguyễn đi Trung quốc. Đi bộ đến Trùng Khánh không phải là một việc dễ dàng. Nhưng ông Nguyễn nhận lời ra đi” (trang 90)

Chà! Khúc này ly kỳ rùng rợn đây. Không cần bị bác hối thúc, độc giả vẫn bắt đầu cảm thấy hồi hộp. Bác là tay "bí mật" có hạng. Hồi c̣n vị thành niên, chỉ mới sửa soạn đi làm bồi tầu, bác đă bí mật. Khi lên tầu sang Nga, cả ông thuyền trưởng lẫn thủy thủ đoàn đều biết, bác vẫn cương quyết "bí mật". Phen này, nhận công tác xuất ngoại cầu viện, cứu nước, bác bí mật phải biết.

Quả nhiên, trước khi lên đường, bác ra chiêu, trổ tài gián điệp, qua mặt phe địch vù vù: “Để đánh lạc hướng bọn mật thám ông Nguyễn lấy tên là Hồ Chí Minh.” (trang 90)

Độc giả chưng hửng. Có vậy thôi sao? Từ chuyện gián điệp nghiêm chỉnh trong binh thư Đông Tây đến những cuốn tiểu thuyết James Bond, người ta ít gặp một phương pháp "đánh lạc hướng" nào giản dị như vậy: đổi tên. Kẻ chưa từng bị nghi ngờ, theo dơi có thể làm tṛ ấy được. Bác th́ ngụy trang, thay h́nh đổi dạng, vẻ mặt bôi râu... chưa chắc đă lừa được bọn mật thám. Vả lại chúng nó chỉ theo dơi bác thôi chứ có chận bác lại để hỏi tên đâu mà ḥng đem tên mới ra "đánh lạc hướng". V́ khả năng "bí mật" chỉ là những tṛ vớ vẩn như thế nên: “Đi liền mười đêm và năm ngày, cụ Hồ đến một thị trấn Trung quốc, chưa kịp nghỉ chân th́ ngày hôm đó cụ bị bắt.” (trang 90)

Chắc tụi t́nh báo Tầu, khả năng t́nh báo kém, chưa biết ông Nguyễn đă có tên mới, nên không bị "lạc hướng" cứ vồ đại. Và cụ Hồ bị tóm cổ hơi sớm.



Ôi! Đức Phật Tổ!

Lúc mới bị cùm, bác cũng quậy dữ lắm: “Quốc Dân Đảng giam cụ vào nhà lao C.H.S. hơn hai tuần, ngày mang gông, đêm cùm chân. Cụ quen huyện trưởng, trước kia đă gặp nhau ở Q.L. nhưng huyện trưởng từ chối không gặp cụ . Cụ gửi điện cho những nhà cầm quyền cao cấp, không thấy trả lời” (trang 90)

Hóa ra cái anh đồng minh mà bác đang hí hửng tính cầu viện lại chơi bác một vố nặng. C̣n chế độ tù đầy của Trung quốc th́ khỏi nói, vồ được cụ Hồ là nó cho cụ "ngày mang gông, đêm cùm chân" liền một khi, đâu có như tụi thực dân Anh, cử cả một luật sư lỗi lạc ra căi cho cụ, lúc cụ ốm lại cho đi nằm nhà thương ăn những bữa ngon nhớ đời v.v...

Bác rên rỉ về những chuyện cực khổ trong tù như sau: “Cái làm cho cụ khổ nhất là ghẻ và rận. Cụ bị ghẻ khắp người, đầy cả cánh tay và bàn tay. Không phải là một thứ mà là hai thứ ghẻ: ghẻ ruồi ngứa và lở, c̣n rận th́ vô số. Không có cách ǵ trừ tiệt được rận. Ở đâu cũng có: trong quần áo, trong chăn chiếu, trong ván nằm. Rận và rệp tranh nhau hành hạ những người tù. Đêm đến họ bị một kẻ thù đáng sợ nữa là muỗi.” (trang 92)

Tưởng ǵ. Ở tù mà chỉ có vụ ghẻ lở, muỗi, rệp, nằm gần cầu tiêu... th́ thường thôi. Bác rên xiết quá có thể làm cho những ông tù cải tạo cười vỡ bụng. Học viên cải tạo của bác đâu có sung sướng thế. Họ c̣n bị bắt buộc lao động cật lực trong khi bụng đói kinh niên. Nhà tù của bác có nhiều món ăn chơi độc địa hơn nhiều.

Khi bị giải đến Liễu Châu, bác được đối xử tử tế hơn: “Từ Quế Lâm người ta giải cụ đi Liễu Châu, giam vào nhà giam quân sự. Ở đây cụ được hưởng "chế độ chính trị". Có đủ cơm ăn, mười lăm phút buổi sáng để đi ỉa, có người gác. Không bị gông, không bị xích. Thỉnh thoảng Cụ có thể đọc một tờ báo hoặc một quyển sách. Một hôm Cục trưởng Cục chính trị đến bắt cóc ở trong pḥng người khác. Ông này hạ lệnh người gác cho phép cụ đi dạo nửa giờ trong sân nhỏ, cắt tóc cho cụ và cho cụ tắm nước nóng.” (trang 93)

Đến đây, bác cảm khái quá, sướng quá, bác đột ngột reo lên: “Đức Phật tổ đại từ đại bi, tốt biết bao! Mấy hôm sau ghẻ lặn gần một nửa!” (trang 93)

Được tắm nước nóng một phát, bác sướng thấy... Đức Phật tổ, nên lại quên béng mất chú Trần Dân Tiên. Mặt nạ Trần Dân Tiên rớt mất tiêu hồi nào bác không hay. Độc giả đảng trí nhất, ít chịu suy nghĩ nhất, đến lúc này cũng thấy ngay Trần Dân Tiên chính là bác. Văn nô nào kể chuyện bác mà lại dám tự tiện hô hoán một câu lạng quạng như thế! Được anh cai tù cho tắm nước nóng một phát kêu rầm “đại từ bi, tốt biết bao”. Nhét vào miệng bác một lời rên sướng tỉ như thế để chọc quê, để làm giảm uy tín của bác à?

Cái anh đă cho bác tắm nước nóng một phát để đời này mới là quân độc địa. Cùm kẹp, tù đầy khiến bác bị ghẻ lở, đói rét chỉ tăng uy tín bác. Làm cho bác, hàng chục năm sau, c̣n phải thảng thốt la lên trong sách “đại từ bi, tốt biết bao” mới thật là hại đời tư của bác. Nó tố cáo rằng nhà cách mạng vô sản, con người được nhiều kẻ tôn xưng là vĩ nhân ấy cũng khốn đốn v́ cái xác phàm.

Bác có một bộ thần kinh bằng thép, một ư chí sắt đá, luôn luôn b́nh thản coi thường cái đau của thể xác, nhưng là nỗi đau thể xác của... những đứa khác thôi. Con dân bác bị tù đầy, đấu tố; đàn bà, trẻ nít tan xương nát thịt v́ không thích Cộng sản, bác tỉnh bơ. Hết thế hệ này đến thế hệ kia cháy ngùn ngụt trong ḷ chiến tranh, bác tỉnh bơ. Nhưng khi thân xác bác thèm thuốc, bác ngồi thắc thỏm cầu nguyện được "bị thẩm vấn" đều đều (để được hút thuốc thơm Ăng lê), không lư ǵ tới mối nguy sơ sẩy tiết lộ những điều có hại cho các đồng chí. Khi thân xác bác thèm tắm mà bỗng được cho tắm, th́ dù kẻ cho chính là cai tù, bác vẫn kêu tới cả "Đức Phật tổ" để ca ngợi sự tốt bụng của nó! Thân xác vừa được vuốt ve là ư chí lạng quạng, phát ngôn bừa băi, mê sảng ngay, chẳng c̣n ra cái thể thống ǵ.

Từ trang 110, bác Hồ kể chuyện thời làm chủ tịch. Sau một thời gian dài chiến đấu gian khổ, bác rời hang Pắc Bó về Hà Nội hưởng thành quả chiến thắng, trổ tài cai trị dân. Đến đây th́ cái máy "tự ca tụng" của bác đă chạy đều, dù là "người vô cùng khiêm tốn" bác cũng cứ đành phải nhũn nhặn công nhận rằng ḿnh đúng là vị thánh, không c̣n ǵ phải nghi ngờ nữa. Nhưng trong lúc bịa ra vài mẩu chuyện để tự nâng bi, nhà sáng tạo Hồ chí Minh lại sản xuất được những lời phét lác rất tiếu lâm.



Bác Hồ Cho Áo

Nguyên văn lời bác kể:

“Ngày 2-9-1945. Ngày chính phủ Hồ chí Minh ra mắt nhân dân. Hồ chủ tịch sửa soạn đi dự lễ. Cụ Hồ chợt thấy ḿnh không có quần áo. Về việc quần áo có hai chuyện đáng kể:
Vừa mới ở rừng về đến Hà Nội, một vơ quan ngoại quốc đến chào Hồ chủ tịch, vơ quan này bận quần ka-ki và áo bằng vải dù. Vơ quan thú thật là không có áo nào khác. Lập tức chủ tịch cởi áo khoác ngoài và biếu người vơ quan ấy. Thấy người này cảm động và băn khoăn không muốn nhận chiếc áo. Chủ tịch cười nói: "Chúng ta quen biết nhau không nên khách khí. Anh nhận đi. Tôi c̣n một cái áo nữa", và người vơ quan ra đi với bộ quần áo đầy đủ, c̣n chủ tịch th́ suốt ngày mặc áo sơ-mi .
Trong rừng, Hồ chủ tịch cũng như các chiến sĩ du kích, ai cũng quen bận quần đùi và ở trần. Về đến Hà Nội, Hồ chủ tịch cũng giữ nguyên bộ quần áo khi ở trong rừng.” (trang 111)

Bộ quần áo của bác khi ở trong rừng là bộ nào, gồm những món ǵ, không thấy nói . Độc giả chỉ có một cách hiểu là bác "như các chiến sĩ du kích" cũng: "bận quần đùi và ở trần".

Về Hà Nội, Hồ chủ tịch "giữ nguyên bộ quần áo khi ở trong rừng" nghĩa là chủ tịch vẫn chơi một quả quần đùi và ở trần. Thế nhưng ông Chủ tịch chỉ có mỗi cái quần đùi trên người lại biểu diễn được một màn từ thiện, nhường cơm xẻ áo rất ảo thuật. Thấy ông vơ quan ngoại quốc nghèo khổ rách rưới quá, chỉ có cái áo bằng vải dù, Chủ tịch thương lắm. Và ông chủ tịch giầu ḷng nhân, dù đang cởi trần vần cứ... cởi áo khoác ngoài ra biếu ông vơ quan như thường! Đang ở trần trùng trục mà lại cởi được áo khoác ngoài đă siêu. Nhưng bác Hồ c̣n siêu hơn, cho áo khoác ngoài đi rồi, bác không trở lại t́nh cảnh ở trần mà lại "suốt ngày mặc áo sơ-mi".

Thương thay! Câu chuyện cho áo của bác mới chào đời ở cuối trang 110 th́ vừa đến giữa trang 111 đă bị tác giả giết chết thẳng cẳng, hưởng dương được đúng 21 ḍng.

Chuyện cho áo có thể thật v́ mấy anh cộng sản rất ưa nặng phần tŕnh diễn những tṛ như thế. Nhưng khi được kể lại nó hóa ra chuyện tiếu lâm, chỉ v́ bác tham quá. Bác muốn được tiếng có ḷng nhân đồng thời lại muốn mọi người tin là bác đă chịu đựng gian khổ, nghèo đói như mấy anh du kích: Ở rừng chuyên trị quần đùi mà về tới Hà Nội rồi vẫn không khác lúc ở rừng. Tham th́ thâm! V́ mải mê vồ tất cả những cái tốt đẹp về ḿnh, bác tự du ḿnh vào hoàn cảnh ngặt nghèo: Đang ở trần mà vẫn cứ phải cởi áo khoác ngoài cho bằng được!



Nhà Báo Nâng Bi

Về ngày ra mắt đồng bào, bác Hồ tự nâng bi như sau:

“Một vị Chủ tịch đă trăm lần thay đổi tên, làm mười hai nghề khác nhau, bị tù nhiều lần, một lần bị kết án tử h́nh, một lần có tin là chết - nhân dân chờ đợi được thấy, không những là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng Ḥa mới, mà c̣n là vị Chủ tịch khác thường.” (trang 111)

Bác đă là vị chủ tịch đầu tiên th́ lấy đâu ra các chủ tịch khác để so sánh xem bác là loại thường hay khác thường. Hay bác tính tự ca ḿnh là Chủ tịch "phi thường" nhưng chọn lộn chữ? Những thành tích của Chủ tịch như "bị kết án tử h́nh, bị tù nhiều lần" đáng khoe ra. Nhưng cái màn đổi tên, làm nhiều nghề th́ có ǵ ghê gớm, phi thường đâu. Bọn trộm cướp, tà gian đổi tên như máy, đổi nhiều hơn bác. Bác lưu lạc năm bảy nước mà làm có 12 nghề là yếu. Kiều Phong bôn ba có mỗi nước Mỹ mà đă quất đủ 14 nghề rồi, so với đồng bào tị nạn th́ con số 14 cũng xoàng. Việc đổi tên đổi nghề xoành xoạch đâu có phải là những thành tích phi thường, làm cho ngài chủ tịch thêm vĩ đại.

Tuy nhiên, tự nâng bi đến khúc này, bác có vẻ hả hê. Lần đầu tiên, bác cho phép một văn nô xiá vào nâng bi tiếp. Thật là một biến cố trọng đại, một vinh dự lớn cho anh văn nô. Con người có may mắn kỳ diệu, được chia xẻ công tác nâng bi với bác là ai? Độc giả không được biết. Bác đâu có thèm nêu tên hắn ra. Bác chỉ viết:

“Đây là một nhà báo kể lại cảm tưởng của ḿnh sau buổi mít tinh.” (trang 111)

"Nhà báo" này được bác chọn là phải v́ "cảm tưởng" của anh ta quanh quẩn hơi nhiều ở những lời tâng bốc bác lên tới mây xanh. Nhưng đặc biệt, anh nhà báo này có một lối nâng bi khá giống bác. Căn cứ trên những sự kiện vớ vẩn, anh ta hô lên những lời "hót" rất bất ngờ:

“Từ xa tôi thấy Chủ tịch Hồ chí Minh. Chủ tịch đội mũ vải đă ngả mầu vàng v́ mưa gió, đi một đôi dép cao su, mặc một bộ quần áo ka-ki. Khi chủ tịch bắt đầu đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, giọng sang sảng của Chủ tịch c̣n nhắc lại rừng núi xa xăm, chiến tranh du kích. Đọc một đoạn và giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt. Chủ tịch nói:
"Tôi nói đồng bào nghe rơ không ?"
Câu hỏi giản đơn này làm tiêu tan tất cả những cái ǵ c̣n xa cách giữa Chủ tịch và nhân dân, và làm thành một mối t́nh thắm thiết kết chặt lănh tụ và quần chúng. Với câu hỏi lạ lùng này không một ai ngờ Chủ tịch Hồ chí Minh đă trừ bỏ tất cả lễ tiết tất cả h́nh thức. Chủ tịch trở thành "Cha Hồ" của dân tộc Việt Nam .
"Tôi nói đồng bào nghe rơ không ?", tất cả quần chúng cảm thấy sâu sắc ḷng thương yêu của một người Cha, của chủ tịch Hồ chí Minh đối với quần chúng, với nhân dân.” (trang 113-114)

Trước hết hăy bàn về câu hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rơ không?”.
Anh "nhà báo" kêu rằng "câu hỏi lạ lùng, không một ai ngờ". Lạ lùng, không ai ngờ được thật, v́ một diễn giả thường chỉ đặt câu hỏi như thế khi thấy mặt khán giả nghệt ra, không hiểu, không nghe rơ ḿnh nói ǵ. C̣n bác Hồ th́ hỏi câu ấy "giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt". Bác đọc xong một đoạn, khán giả phải hiểu, phải chịu lắm mới vỗ tay, hoan hô. Được mọi người hoan hô mà lại gân cổ hỏi: “Nghe tôi có rơ không” th́ ngu quá. Hỏi thế có khác ǵ chửi khán giả hoan hô, vỗ tay một cách mù quáng, không nghe không hiểu mẹ ǵ cũng cứ vỗ tay bừa. Bác đặt câu hỏi đă vô duyên, không đúng chỗ mà anh nhà báo diễn lời bác để tâng bốc c̣n lăng nhách, vô duyên hơn.

Chỉ hỏi “Tôi nói đồng bào nghe rơ không?”“làm thành một mối t́nh thắm thiết kết chặt lănh tụ và quần chúng”... trở thành "cha Hồ" của dân tộc Việt Nam... làm cho “tất cả quần chúng cảm thấy sâu sắc ḷng thương yêu ...”. Mẹ kiếp! Thế th́ những cán bộ hạng bét, những ca sĩ mầm non, những anh bán thuốc ê giữa chợ, và hàng triệu diễn giả tầm thường trên đời đều có thể trở thành "cha già dân tộc, thương yêu quần chúng sâu sắc" nếu họ lên diễn đàn với một cái micro tồi. Máy khuếch âm rè rè, tiếng nói lúc có lúc không... cam đoan anh diễn giả sẽ lớn tiếng hỏi một câu giống hệt như bác, dù chẳng hề "thương dân sâu sắc". Bác chỉ x́ ra một câu hỏi tầm thường mà anh nhà báo đă suưt xoa, ca tụng bằng đủ lời dị hợm, lố lăng. Xem cách nâng bi của anh này sao mà giống bác quá. Hay là anh nhà báo kia chẳng phải xa lạ mà chính là chú... Trần Dân Tiên?



Sáu Vấn Đề Cấp Bách

Ngày 3 tháng 9, Hồ chí Minh họp hội đồng chính phủ lần đầu tiên. Tường thuật về buổi họp, Trần Dân Tiên cho thấy chỉ có một ḿnh bác nói, đưa ra kế hoạch, hội đồng có thảo luận hăng say cũng chỉ là để hoàn toàn đồng ư với Chủ tịch. Các bộ trưởng tán thành vội vàng quá nên ư kiến của bác được giữ nguyên con, tha hồ lộn xộn, lảm nhảm. Bác nêu ra các vấn đề "cấp bách" đánh số cẩn thận từ 1 tới 6.

Vấn đề thứ sáu (Tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết) đáng lẽ phải nằm trong vấn đề thứ ba (Thực hiện dân chủ) th́ bác tách ra làm hai. Vấn đề thứ tư, thứ năm th́ hoàn toàn lộn xộn, bát nháo. Nguyên văn:

“Vấn đề thứ tư: Chế độ thực dân đă đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đă dùng mọi thủ đoạn ḥng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bác là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm liêm, chính.

Vấn đề thứ năm: Thuế thân, thuế chợ, thuế đ̣ là một lối bóc lột vô nhân đạo. Tôi đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế ấy. Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm hút thuốc phiện” (trang 116).

Chuyện cấm hút thuốc phiện phải nằm trong "vấn đề thứ tư", ngay sau khi bác tố thực dân đầu độc dân ta bằng rượu và thuốc phiện. Vấn đề thứ năm đang nói chuyện thuế, tự nhiên lại phang ngay ra cái khoản cấm thuốc phiện, lộn xộn quá. Lúc đó bác chưa dùng những chữ "tàn tích do thực dân để lại" nhưng tinh thần đỗ thừa đă cao. Bác bảo thực dân hủ hóa làm cho dân ta "gian giảo". Nhưng trong số những người Việt gian giảo, bác và cán bộ Vẹm của bác tài nghệ ở mức thượng thừa, gian khiếp lắm. Cũng bị thực dân hủ hóa chăng?

Bác muốn mở chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân, nhưng đ̣i dạy dân phải cần, kiệm, liêm, chính. Dân đang đói nhăn răng, chả cần ai dạy cũng cần kiệm. Bác muốn dạy dân hai đức tính ấy, thôi th́ cũng được đi. Những cái khoản liêm chính th́ phải dân cho các quan lớn, quan bé cán bộ của bác chứ. Dân chúng có quyền hành chức tước ǵ mà sợ họ không liêm không chính.

Cái khoản "vấn đề thứ năm" mới khiếp: Bác ban lệnh miễn thuế. Thực dân bày ra không biết bao nhiêu thứ thuế độc ác, bác lại chỉ bỏ có ba: Thuế thân, thuế chợ, thuế đ̣. Có nhân dân nào chết v́ thuế chợ thuế đ̣ đâu. Bác thực t́nh không biết đến những "lối bóc lột vô nhân đạo" khác của thực dân? Hay bác biết, nhưng kín đáo giữ lại, chỉ tha cho nhân dân vài món thuế vớ vẩn, có số thâu yếu kém nhất để làm cảnh.